
Để có được một Jack Grealish trưởng thành và xuất sắc của hiện tại, chàng trai người gốc Ireland mang tên Jack Grealish đã phải trải qua khá nhiều đội bóng cũng như các học viện bóng đá trên cả khắp nước Anh. Ngày nào như cũng vậy, ông bố Kevin Grealish lại lên đường cùng cậu con trai 18 tuổi tên Jack Grealish là người lúc nào cũng lúc lắc trên cái ghế kế bên ông. Những chuyến đi như thế đã trở nên quá đỗi bình thường trong rất nhiều năm qua, nhất là khi ở những thời điểm đội trẻ Aston Villa thi đấu xa nhà. Cùng tinnhanhbongda24h.com tìm hiểu thêm thông tin về tài năng trẻ của tuyển Anh ngay nhé!
Mục lục
Jack Grealish chờ 5 năm mới được khoác áo
Jack Grealish phải chờ 5 năm mới được trải nghiệm cảm giác khoác áo “Tam sư”, và anh đã không làm tất cả phải thất vọng. “Tôi quyết định chọn nước Anh. Đây không phải quyết định dễ dàng vì Ireland có vị trí đặc biệt trong gia đình tôi. Tuy nhiên, tôi quyết định đại diện cho đất nước là nơi mình được sinh ra”, Grealish cẩn thận ghi chép từng câu chữ trên vào điện thoại thông minh.
Câu chuyện ấy xảy ra cách đây 5 năm. Chính xác là 5 năm, 1 tuần và 5 ngày (theo thống kê của The Independent). Tiền vệ này hy vọng có thể thuyết phục được HLV Roy Hodgson gọi mình lên tuyển để chơi hai trận đấu tại vòng loại EURO 2016 gặp Estonia và Lithuania. Chàng trai trẻ của Aston Villa muốn được dự sân chơi cấp ĐTQG danh giá nhất châu Âu.
Sau cùng, mọi thứ diễn ra không suôn sẻ. Grealish còn chẳng được gọi lên ĐTQG đá với Estonia và Lithuania. Anh bỏ lỡ luôn EURO 2016. So với những cầu thủ đồng trang lứa, sự nghiệp Grealish ở ĐTQG lận đận hơn. Trung phong Marcus Rashford được gọi lên ĐTQG lúc mới 19 tuổi, còn Grealish phải chờ đến khi 25 tuổi. 5 năm sau thời điểm chọn cống hiến cho ĐTQG Anh, Grealish bước ra ánh sáng. Anh có trận đá chính đầu tiên gặp xứ Wales hôm 9/10. Đây mới là lần thứ hai tiền vệ sinh năm 1995 được trải nghiệm cảm giác khoác áo “Tam sư”.
Grealish trở thành một cầu thủ chơi bùng nổ nhất
Buổi tối trên sân Wembley, Grealish trở thành một trong những cầu thủ chơi bùng nổ nhất. Tuyển Anh cũng đè bẹp xứ Wales với tỷ số đậm 3-0. Grealish là tác giả pha kiến tạo cho Dominic Calvert-Lewin lập công. Có bóng ở cánh phải, tiền vệ thuộc Aston Villa xử lý khéo léo vượt qua Ethan Ampadu, sau đó thực hiện đường treo bóng vào khu vực khu nguy hiểm.
Trong bóng đá, một bàn thắng được kết hợp bởi những điều khó và dễ dàng nhất. Phần khó nhất, Grealish “giành” làm, để lại cho Calvert-Lewin công việc dễ nhất. Pha phối hợp giữa Grealish và Calvert-Lewin làm gợi lại hình ảnh tuyển Anh với lối chơi cổ điển. Ở đó, một cầu thủ di chuyển bên cánh phải sẽ treo bóng vào trong để tiền đạo băng lên dứt điểm. Grealish không ghi bàn trước xứ Wales, nhưng cách anh tung hoành trên sân Wembley khiến người xem thích thú. HLV Gareth Southgate của “Tam sư” có lẽ sẽ nhìn nhận lại về tiền vệ 25 tuổi.
Được xếp đá ở cánh trái, nhưng Grealish lại hoạt động tự do. Anh hoán đổi vị trí liên tục, khiến hàng thủ xứ Wales trở nên hỗn loạn. Họ không thể xác định được chính xác vị trí của ngòi nổ này. Grealish bắt đầu nổi lên từ mùa 2019/20. Anh nằm trong tầm ngắm Manchester United. Phải tới tháng 8/2020, tiền vệ của Aston Villa mới được gọi lên ĐTQG. Vậy điều gì khiến Grealish không được trao cơ hội ở “Tam sư”?
Những năm tháng ở Notts County
Chúng ta đều biết rõ thành công của Jack Grealish trong màu áo Aston Villa, tuy nhiên, những năm tháng của chàng trai gốc Ireland trong màu áo đội bóng hạng dưới Notts County ít khi được nhắc đến. Vậy, làm thế nào đội bóng ở hạng dưới này có được tài năng của đội tuyển Anh?
Câu chuyện bắt đầu từ Chris Kiwomya, người đã bị sa thải sau khi Jack Grealish đến với Notts County trong một khoảng thời gian ngắn. Thời điểm đó, Kiwomya đã để mắt tới Grealish được một thời gian. Khi Grealish ra sân ở giải NextGen 2013 trong màu áo Aston Villa, giải đấu mà đội bóng của anh đã vô địch, Kiwomya khi đó đang theo dõi người cháu Alex của mình, vốn là cầu thủ Chelsea, đội bóng đã để thua Aston Villa trong trận chung kết.
HLV Notts County thời điểm ấy rất thích những gì ông trông thấy. Lúc ấy, Jack Grealish rất muốn lên đội một, nhưng HLV của anh, ông Paul Lamberts, lại nghĩ rằng cầu thủ người gốc Ireland chưa thực sự sẵn sàng. Vì vậy, một thương vụ chuyển đến Notts County dưới dạng cho mượn nhanh chóng được thực hiện. Kể từ đó, chàng trai gốc Ireland phải dần quen với việc sống ở khách sạn nhiều hơn ở nhà.